close

File server là gì? Tầm quan trọng File Server đối với doanh nghiệp

Tác giả: Hồng Nhi Ngày cập nhật: 25/06/2025 Chuyên mục: Kiến thức cơ bản
Disclosure
Website Tino blog được cung cấp bởi Tino Group. Truy cập và sử dụng website đồng nghĩa với việc bạn đồng ý với các điều khoản và điều kiện trong chính sách bảo mật - điều khoản sử dụng nội dung. Wiki.tino.org có thể thay đổi điều khoản sử dụng bất cứ lúc nào. Việc bạn tiếp tục sử dụng Tino blog sau khi thay đổi có nghĩa là bạn chấp nhận những thay đổi đó.
Why Trust Us
Các bài viết với hàm lượng tri thức cao tại Tino blog được tạo ra bởi các chuyên viên Marketing vững chuyên môn và được kiểm duyệt nghiêm túc theo chính sách biên tập bởi đội ngũ biên tập viên dày dặn kinh nghiệm. Mọi nỗ lực của chúng tôi đều hướng đến mong muốn mang đến cho cộng đồng nguồn thông tin chất lượng, chính xác, khách quan, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất trong báo cáo và xuất bản.

File server là gì? File server hoạt động ra sao? Lý do tại sao bạn nên sử dụng File server cho doanh nghiệp của mình sẽ được Tino Group giải đáp nhé!

File server là gì?

File server (máy chủ tập tin) là hệ thống máy tính trong mạng cho phép lưu trữ, quản lý và chia sẻ dữ liệu tập trung. Người dùng có thể truy cập files từ xa thông qua mạng LAN/WAN một cách an toàn và hiệu quả.

file-server-la-mot-may-tinh-trong-mang
File server là một máy tính trong mạng

Trong công nghệ thông tin, File server là một máy tính trong mạng cung cấp một địa điểm để lưu trữ các tập tin máy tính được chia sẻ mà có thể được truy cập bởi các máy trạm làm việc trong mạng máy tính. Các tập tin ở đây là tài liệu, các file âm thanh, hình chụp, phim ảnh, hình ảnh, cơ sở dữ liệu,…

Hiểu đơn giản, File server là một máy tính nối mạng cung cấp không gian để lưu trữ và chia sẻ dữ liệu như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video.

File server tồn tại dưới hình thức nào?

Bất kỳ máy tính nào cũng có thể được cấu hình để trở thành một máy chủ và hoạt động như một File server.

File server thường được sử dụng trong các trường học và các văn phòng. Đôi khi, các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại địa phương với việc sử dụng File server và mạng LAN để kết nối máy tính khách của họ.

File server có nhiều hình thái khác nhau như:

  • Xây dựng máy chủ chạy trên nền tảng Linux or Windows Server
  • Hệ thống NAS
  • Giải pháp SAN

Nguyên lý hoạt động của File server

Các dữ liệu này có thể được truy cập bởi các workstation (máy trạm). Workstation này có thể kết nối được tới máy chủ khi các máy này chia sẻ quyền truy cập thông qua một mạng máy tính.

Thuật ngữ máy chủ nêu bật vai trò của máy trong sơ đồ Client-server. Trong sơ đồ này, các khách hàng (client) là các máy trạm sử dụng kho lưu trữ.

Một File server thường không thực hiện bất kỳ phép tính toán hay chạy chương trình nào thay mặt cho khách hàng. Nó được thiết kế chủ yếu để cho phép lưu trữ nhanh chóng và lấy dữ liệu, các tính toán được thực hiện bởi các máy trạm.

Các máy chủ tập tin có thể được truy cập thông qua một số phương pháp khác nhau như:

  • FTP: File Transfer Protocol
  • HTTP: Hypertext Transfer Protocol
  • SMB: Server Message Block / CIFC – Common In File System – mà thường là cho UNIX
  • NFS: Network File System – Chủ yếu là cho UNIX
file-server-co-nhieu-hinh-thai-khac-nhau
File Server có nhiều hình thái khác nhau

Tại sao nên sử dụng File server?

File server có cần thiết không?

Khi vừa thành lập, do nhiều yếu tố, đa số doanh nghiệp thường chưa tìm được một giải pháp công nghệ hợp lý. Do đó, họ đều lựa chọn phương pháp công nghệ thông tin đơn giản: các cá nhân làm việc đơn lẻ trao đổi dữ liệu qua email hoặc thiết bị USB.

Sau đó, đến khi công việc kinh doanh đã đi vào ổn định, doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, vấn đề công nghệ lại được quan tâm rất nhiều bởi vì khối lượng Data đã nhiều hơn, thậm chí lên đến hàng Terabyte chứ không còn là vài Gigabyte như trước. Lúc này, phương thức làm việc đơn lẻ sẽ không thể đáp ứng được.

Doanh nghiệp sẽ nảy sinh một số vấn đề:

  • Không thể gửi Email với số lượng nhiều
  • Sao chép dữ liệu qua USB, Box HDD tốn thời gian công việc không hiệu quả
  • Cấp lãnh đạo hoặc trưởng nhóm quản lý tiến độ dự án gặp khó khăn trong quá trình báo cáo khó khăn
  • Dữ liệu phân mảnh trên nhiều máy dẫn đến vấn đề thiếu an ninh, không được bảo mật, nguy cơ xảy ra mất dữ liệu cao…

Để giải quyết toàn bộ những vấn đề này, TinoHost đã mang đến cho các doanh nghiệp giải pháp File server.

File server mang đến lợi ích gì?

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc lưu trữ và chia sẻ file tài liệu trong nội bộ doanh nghiệp cũng như trong quá trình làm việc với khách hàng, đối tác xảy ra thường xuyên hơn. Theo thời gian hoạt động và mức độ phát triển của các doanh nghiệp, xu hướng này tăng dần và trở thành một nhu cầu tất yếu.

Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn giải pháp sử dụng File server cho các vấn đề về lưu trữ và chia sẻ này.

Xem Thêm:  DDoS là gì? Các kiểu tấn công DDoS thường gặp hiện nay

Hỗ trợ chia sẻ file đa nền tảng

Một File server cho phép người dùng chia sẻ thông tin qua mạng mà không cần phải chuyển tập tin vật lý bằng đĩa mềm hoặc một số thiết bị lưu trữ ngoài khác.

Điểm nổi bật của File server là hỗ trợ đầy đủ các giao thức AFP, FTP, NFS, SMB, WebDAV, HTTP. Nhờ vậy, các dữ liệu lưu trữ trên Synology được truy cập mọi lúc, mọi nơi từ các máy tính Windows, Mac, Linux.

quan-ly-du-lieu-de-dang-voi-file-server
Quản lý dữ liệu dễ dàng với File Server

Dễ dàng quản lý dữ liệu

Thay vì các tập tin chia sẻ nằm rải rác trên từng máy, File server sẽ tập trung những tài liệu quan trọng hay những thông tin cần thiết vào một nơi duy nhất. Điều này sẽ giúp bạn quản lý quyền truy cập đến toàn bộ các tập tin chia sẻ một cách dễ dàng hơn. Việc phân bổ dữ liệu theo phòng ban, Project được sắp xếp logic hợp lý sẽ giúp tiến độ công việc nhanh hơn.

Bảo đảm sự an toàn cho dữ liệu

Công nghệ RAID giảm thiểu tối đa khả năng mất dữ liệu do hỏng hóc ổ cứng thường gặp đồng thời các công cụ hỗ trợ backup thường xuyên.

Do đó, với File server, doanh nghiệp dễ dàng sao lưu dữ liệu. Trong trường hợp bị nhiễm virus, bị tấn công, hay vô tình xóa mất dữ liệu…, quá trình phục hồi liệu cũng diễn ra nhanh chóng.

Hệ thống phân quyền và gia tăng bảo mật

Mỗi User, Admin, HR, Account, Team Leader….điều được phân cấp quyền hạn chặt chẽ đảm bảo tính bảo mật và an toàn dữ liệu công ty.

File server thường hỗ trợ một vài hình thức bảo mật hệ thống. Mục đích của hệ thống này là nhằm hạn chế quyền truy cập đối với người dùng hoặc nhóm người dùng cụ thể. Trong các tổ chức lớn, nhiệm vụ này thường được phân cấp cho các directory service như openLDAP, eDirectory của Novell hoặc Active Directory của Microsoft.

file-server-dam-bao-an-toan-du-lieu-cho-doanh-nghiep
File Server đảm bảo an toàn dữ liệu cho doanh nghiệp

Ứng dụng của File server trong thực tiễn

Trong doanh nghiệp

Trong môi trường doanh nghiệp, File Server đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý thông tin và tạo nền tảng cho sự hợp tác giữa các nhân viên. Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể:

  • Lưu trữ tập tin và dữ liệu: File Server cho phép tổ chức lưu trữ dữ liệu cơ bản như tài liệu văn bản, hình ảnh, video và dữ liệu khác một cách trực quan và dễ dàng quản lý.
  • Chia sẻ thông tin nội bộ: Nhân viên có thể truy cập và chia sẻ tập tin và thư mục với những người khác trong cùng tổ chức một cách dễ dàng, giúp tăng cường sự hiệu quả và tăng khả năng làm việc nhóm.
  • Quản lý phiên bản: File Server thường cung cấp khả năng theo dõi phiên bản và thay đổi của các tập tin, giúp người dùng biết được ai đã thực hiện sửa đổi gì và khi nào.
  • Bảo mật dữ liệu: File Server cho phép thiết lập các cơ chế bảo mật như phân quyền truy cập, đảm bảo rằng chỉ những người được ủy quyền mới có thể truy cập vào dữ liệu quan trọng.

Trong giáo dục

Trong lĩnh vực giáo dục, File Server cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp và quản lý tài liệu học tập và giảng dạy:

  • Lưu trữ tài liệu giảng dạy: Giáo viên có thể lưu trữ các bài giảng, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo và bài tập trên File Server để người học dễ dàng truy cập.
  • Chia sẻ tài liệu học tập: File Server cho phép giáo viên chia sẻ tài liệu với sinh viên một cách nhanh chóng và thuận tiện, giúp tạo điều kiện tốt hơn cho quá trình học tập.
  • Phân quyền truy cập: Giáo viên có thể thiết lập các quyền truy cập khác nhau cho từng sinh viên hoặc nhóm sinh viên, giúp bảo vệ tài liệu quan trọng và đảm bảo tính công bằng.

Trong các dự án đa ngành

File Server cũng thường được sử dụng trong các dự án đa ngành, nơi nhiều thành viên của đội ngũ cần phải làm việc cùng nhau trên cùng một dự án:

  • Chia sẻ dữ liệu dự án: File Server giúp các thành viên của dự án chia sẻ và truy cập dữ liệu dự án một cách hiệu quả, đảm bảo rằng mọi người đều có thông tin cần thiết để hoàn thành công việc.
  • Theo dõi tiến độ: File Server có thể lưu trữ các tập tin, tài liệu và biểu đồ tiến độ dự án, giúp các thành viên của đội ngũ nắm vững tình hình và tham gia vào quá trình quản lý dự án.
  • Hợp tác đa ngành: Với khả năng truy cập từ xa, các chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau có thể tham gia vào dự án, đóng góp kiến thức và kinh nghiệm của họ.
Xem Thêm:  Nhiệt độ CPU bao nhiêu là bình thường? Duy trì nhiệt độ CPU hiệu quả bằng cách nào?

Tóm lại, một máy chủ lưu trữ data tập trung cực kì cần thiết cho văn phòng nhỏ hay doanh nghiệp. File server không những giúp người dùng dễ dàng lưu trữ, quản lý, Chia sẻ dữ liệu cho nhiều người cùng làm việc mà còn đảm bảo tính bảo mật, an toàn, tiện ích trong việc quản lý vận hành.

file-server-duoc-su-dung-trong-nhieu-linh-vuc-khac-nhau
File Server được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau

File Server và Cloud Storage: Giải pháp lưu trữ nào tối ưu cho doanh nghiệp của bạn?

Việc lựa chọn giữa File Server (On-premise)Cloud Storage là quyết định quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất và bảo mật dữ liệu của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào quy mô, ngân sách và đặc thù hoạt động, mỗi giải pháp sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Hãy cùng Tino.vn so sánh chi tiết để tìm ra lựa chọn phù hợp nhất cho bạn.

File Server (On-premise): kiểm soát toàn diện, bảo mật nội bộ

Ưu điểm:

  • Kiểm soát hoàn toàn: Doanh nghiệp sở hữu 100% dữ liệu và hạ tầng.
  • Bảo mật cao: Dữ liệu không rời khỏi môi trường nội bộ, lý tưởng cho thông tin nhạy cảm.
  • Không phụ thuộc Internet: Truy cập nhanh chóng trong mạng nội bộ (LAN).
  • Chi phí dài hạn thấp: Không có phí thuê bao hàng tháng tích lũy.
  • Tùy chỉnh linh hoạt: Cấu hình hệ thống theo nhu cầu đặc thù.

Nhược điểm:

  • Chi phí đầu tư ban đầu cao: Bao gồm phần cứng, license và thiết lập.
  • Yêu cầu IT chuyên môn: Cần nhân sự có kinh nghiệm quản trị hệ thống.
  • Truy cập từ xa phức tạp: Đòi hỏi cấu hình VPN.
  • Rủi ro mất dữ liệu: Phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống backup nội bộ.

Cloud Storage: linh hoạt, tiện lợi, truy cập mọi nơi

Ưu điểm:

  • Chi phí đầu tư thấp: Chỉ trả theo dung lượng và mức độ sử dụng.
  • Truy cập mọi lúc mọi nơi: Chỉ cần kết nối Internet là có thể làm việc.
  • Bảo trì tự động: Nhà cung cấp dịch vụ chịu trách nhiệm hoàn toàn về bảo trì.
  • Mở rộng dễ dàng: Nâng cấp hoặc giảm dung lượng linh hoạt theo nhu cầu.
  • Backup tự động: Dữ liệu được sao lưu định kỳ, đảm bảo an toàn.

Nhược điểm:

  • Phụ thuộc Internet: Không có kết nối mạng sẽ không truy cập được dữ liệu.
  • Chi phí dài hạn cao: Phí thuê bao tích lũy theo thời gian có thể vượt chi phí File Server.
  • Lo ngại bảo mật: Dữ liệu nằm trên máy chủ bên thứ ba.
  • Giới hạn tùy chỉnh: Phải tuân thủ quy định và cấu hình của nhà cung cấp.

Bảng so sánh chi tiết: File Server với Cloud Storage

Bảng so sánh chi tiết: File Server với Cloud Storage
Bảng so sánh chi tiết: File Server với Cloud Storage

Lựa chọn nào phù hợp với bạn?

Hãy chọn File Server (On-premise) khi:

  • Doanh nghiệp của bạn có từ 20 nhân viên trở lên.
  • Bạn xử lý dữ liệu nhạy cảm, tài liệu mật cần bảo mật tuyệt đối.
  • Bạn có ngân sách đầu tư ban đầu và tầm nhìn dài hạn.
  • Doanh nghiệp có nhân viên IT am hiểu để quản lý hệ thống.

Hãy chọn Cloud Storage khi:

  • Bạn là Startup, doanh nghiệp nhỏ dưới 20 người.
  • Đội ngũ của bạn thường xuyên làm việc từ xa (remote).
  • Ngân sách ban đầu của bạn còn eo hẹp.
  • Doanh nghiệp không có nhân viên IT chuyên trách.

Hy vọng với những phân tích trên, bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn để đưa ra quyết định lưu trữ tối ưu cho doanh nghiệp mình.

Cách thiết lập file server cho doanh nghiệp nhỏ

Bước 1: Đánh giá nhu cầu – chọn đúng quy mô

Xác định số lượng người dùng và dung lượng cần thiết để chọn thiết bị phù hợp.

  • Dưới 10 người: NAS cơ bản (Synology DS220+).
  • 10-20 người: NAS nâng cao (Synology DS920+).
  • 20-50 người: Cân nhắc Server chuyên dụng (Windows/Linux Server).
  • Dung lượng: Tính toán theo ngành nghề (Văn phòng: 500GB-2TB, Thiết kế: 2-10TB) và luôn dự phòng gấp đôi.

Bước 2: Lựa chọn phần cứng – NAS hay Server tự build?

Tùy ngân sách và kỹ năng, bạn có hai lựa chọn chính:

Xem Thêm:  Windows Server là gì? Bí mật sức mạnh trong hệ điều hành dành cho máy chủ
  • NAS (Network Attached Storage): Đơn giản, dễ dùng. Phù hợp cho ai muốn cắm là chạy. (VD: Synology DS220+, QNAP TS-251D).
  • Server tự Build: Linh hoạt, mạnh mẽ hơn. Phù hợp nếu bạn cần tùy chỉnh cao và có kiến thức kỹ thuật. (Tổng chi phí dự kiến: 20-30 triệu VNĐ).

Bước 3: Cài đặt & cấu hình – đưa server vào hoạt động

  • Kết nối & Cài đặt OS: Cắm NAS vào router, truy cập giao diện quản lý (VD: find.synology.com cho Synology), tạo tài khoản admin và cài đặt hệ điều hành (DSM OS).
  • Cấu hình lưu trữ: Tạo Storage PoolVolume, thiết lập RAID 1 để đảm bảo an toàn dữ liệu.
  • Phân quyền: Tạo cấu trúc thư mục rõ ràng và phân quyền truy cập chi tiết cho từng nhóm người dùng (VD: “Sales Group”, “Accounting Group”) để bảo mật thông tin.

Bước 4: Kết nối & sử dụng – truy cập dễ dàng

Hướng dẫn người dùng kết nối tới File Server từ các thiết bị:

  • Windows/Mac: Mở File Explorer/Finder, nhập \IP_NAS hoặc smb://IP_NAS, đăng nhập và kết nối ổ đĩa mạng.
  • Di động: Sử dụng ứng dụng chính hãng (DS File, Qfile) để truy cập mọi lúc, mọi nơi.

Bước 5: Backup & Bảo Mật – yếu tố sống còn

Đảm bảo an toàn dữ liệu với các nguyên tắc cốt lõi:

  • Backup 3-2-1: 3 bản copy, trên 2 loại phương tiện, 1 bản offsite (đám mây).
  • Tăng cường bảo mật: Thay đổi port mặc định, bật 2FA cho tài khoản admin, cấu hình Firewall và sử dụng SSL.

Thiết lập File Server mang lại kiểm soát, bảo mật và hiệu suất cao cho doanh nghiệp nhỏ. Cần tư vấn thêm về giải pháp lưu trữ? Hãy liên hệ Tino.vn!

Khuyến nghị theo ngành nghề

Mỗi ngành nghề có yêu cầu riêng về File Server. Dưới đây là gợi ý từ Tino.vn để bạn chọn giải pháp lưu trữ tối ưu, phù hợp với đặc thù kinh doanh của mình.

Kế toán/Tài chính: Bảo mật dữ liệu tối cao

  • Chọn: Synology DS920+ (mã hóa AES).
  • Lý do: Ưu tiên bảo mật caobackup tự động.
  • Tính năng chính: Snapshot, Versioning.

Thiết kế/Marketing: xử lý File lớn & tốc độ cao

  • Chọn: QNAP TS-464 hoặc Asustor AS5404T.
  • Lý do: Tối ưu cho file lớnmedia streaming.
  • Tính năng chính: SSD cache, 10GbE option.

IT/Phát triển Phần mềm: nền tảng linh hoạt cho Dev

  • Chọn: QNAP (với Container Station).
  • Lý do: Hỗ trợ Docker, Git server.
  • Tính năng chính: Ảo hóa (Virtualization), Development tools.

Y tế/Luật: tuân thủ quy định & ghi nhật ký

  • Tính năng chính: HIPAA compliance, Audit log.
  • Chọn: Buffalo TeraStation (với compliance).
  • Lý do: Đảm bảo tuân thủ quy định bảo mật ngành.

Tùy vào tính chất, nhu cầu sử dụng mà bạn có nên chọn File server hay không. Qua bài viết trên, Tino Group tin rằng bạn đã hiểu File server là gì cũng như tầm quan trọng của File server. Hãy tiếp tục theo dõi Tino Group để đón đọc những bài viết hữu ích khác bạn nhé!

Những câu hỏi thường gặp về File server

File Server có thể truy cập từ xa được không?

Tất nhiên là có! File Server được cấu hình để cho phép người dùng truy cập từ xa thông qua Internet. Tuy nhiên, bạn cần phải đảm bảo rằng các biện pháp bảo mật đã được áp dụng để bảo vệ dữ liệu khỏi rủi ro.

Làm thế nào để mở rộng dung lượng lưu trữ trên File Server?

Bạn có thể mở rộng dung lượng lưu trữ trên File Server bằng cách thêm ổ cứng mới, sử dụng các giải pháp lưu trữ mạng như NAS (Network Attached Storage) hoặc mở rộng không gian lưu trữ đám mây.

Nên chú ý đến điểm nào khi sử dụng File server?

Bạn nên chú ý đến khả năng mở rộng, gia tăng dữ liệu của dịch vụ File server. Trong trường hợp, dữ liệu của doanh nghiệp gia tăng đột biến và File server không thể đáp ứng được; doanh nghiệp sẽ chỉ còn một giải pháp duy nhất là chọn nhà cung cấp dịch vụ File server khác.

File Server có yêu cầu phần cứng đặc biệt không?

Câu trả lời là: “Có!”. File Server thường cần phần cứng có hiệu suất và khả năng lưu trữ tốt để đảm bảo trải nghiệm tốt cho người dùng. Thông số phần cứng phụ thuộc vào quy mô và yêu cầu cụ thể của mạng.

Hồng Nhi

Content Manager

Chị Hồng Nhi, "người giữ lửa" đứng sau wiki.tino.org, là một Content Manager tài năng với hành trình sự nghiệp đầy cảm hứng. Tốt nghiệp cử nhân Ngữ văn Anh năm 2017, cử nhân Ngữ văn Nga năm 2019 và Thạc sĩ Quan hệ Quốc tế năm 2024 tại trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM, chị sở hữu nền tảng kiến thức vững chắc cùng kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực truyền thông.Vốn xuất thân từ "xã hội" nhưng với niềm đam mê sáng tạo nội dung giá trị, chị đã "lấn sân" sang lĩnh vực công nghệ và nhanh chóng khẳng định bản thân. Với phương châm "diễn giải cái khó hiểu nhất bằng cách dễ hiểu nhất", chị đã chinh phục độc giả bằng những bài viết blog công nghệ súc tích, dễ hiểu và hữu ích. Đồng hành cùng TinoHost từ những ngày đầu thành lập, chị Hồng Nhi hiện là Content Manager, người trực tiếp quản lý và vận hành wiki.tino.org cùng nhiều website uy tín khác.

Xem thêm bài viết

Bài viết liên quan

Mục lục
  1. File server là gì?
    1. File server tồn tại dưới hình thức nào?
    2. Nguyên lý hoạt động của File server
  2. Tại sao nên sử dụng File server?
    1. File server có cần thiết không?
    2. File server mang đến lợi ích gì?
      1. Hỗ trợ chia sẻ file đa nền tảng
      2. Dễ dàng quản lý dữ liệu
      3. Bảo đảm sự an toàn cho dữ liệu
      4. Hệ thống phân quyền và gia tăng bảo mật
    3. Ứng dụng của File server trong thực tiễn
      1. Trong doanh nghiệp
      2. Trong giáo dục
      3. Trong các dự án đa ngành
    4. File Server và Cloud Storage: Giải pháp lưu trữ nào tối ưu cho doanh nghiệp của bạn?
      1. File Server (On-premise): kiểm soát toàn diện, bảo mật nội bộ
      2. Cloud Storage: linh hoạt, tiện lợi, truy cập mọi nơi
      3. Lựa chọn nào phù hợp với bạn?
    5. Cách thiết lập file server cho doanh nghiệp nhỏ
      1. Bước 1: Đánh giá nhu cầu - chọn đúng quy mô
      2. Bước 2: Lựa chọn phần cứng - NAS hay Server tự build?
      3. Bước 3: Cài đặt & cấu hình - đưa server vào hoạt động
      4. Bước 4: Kết nối & sử dụng - truy cập dễ dàng
      5. Bước 5: Backup & Bảo Mật - yếu tố sống còn
      6. Khuyến nghị theo ngành nghề
        1. Kế toán/Tài chính: Bảo mật dữ liệu tối cao
        2. Thiết kế/Marketing: xử lý File lớn & tốc độ cao
        3. IT/Phát triển Phần mềm: nền tảng linh hoạt cho Dev
        4. Y tế/Luật: tuân thủ quy định & ghi nhật ký
      7. Những câu hỏi thường gặp về File server

Xem nhiều

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn,  Phường Bến Nghé, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng kinh doanh: Số 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP HCM
GPKD số 0315679836 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp
Hotline: 0364 333 333
Góp ý/Phản ánh dịch vụ: 0933 000 886