close

Điện toán đám mây (Cloud Computing) là gì? Chìa khóa giải phóng tiềm năng công nghệ cho doanh nghiệp

Tác giả: Hồng Nhi Ngày cập nhật: 18/06/2025 Chuyên mục: Chưa phân loại
Disclosure
Website Tino blog được cung cấp bởi Tino Group. Truy cập và sử dụng website đồng nghĩa với việc bạn đồng ý với các điều khoản và điều kiện trong chính sách bảo mật - điều khoản sử dụng nội dung. Wiki.tino.org có thể thay đổi điều khoản sử dụng bất cứ lúc nào. Việc bạn tiếp tục sử dụng Tino blog sau khi thay đổi có nghĩa là bạn chấp nhận những thay đổi đó.
Why Trust Us
Các bài viết với hàm lượng tri thức cao tại Tino blog được tạo ra bởi các chuyên viên Marketing vững chuyên môn và được kiểm duyệt nghiêm túc theo chính sách biên tập bởi đội ngũ biên tập viên dày dặn kinh nghiệm. Mọi nỗ lực của chúng tôi đều hướng đến mong muốn mang đến cho cộng đồng nguồn thông tin chất lượng, chính xác, khách quan, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất trong báo cáo và xuất bản.

Điện toán đám mây (Cloud Computing) đang dần trở thành xu hướng công nghệ chủ đạo trong thời đại số. Mô hình này mang đến cho doanh nghiệp và cá nhân nhiều lợi ích vượt trội, giúp tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động và nâng cao tính linh hoạt. Vậy cụ thể Điện toán đám mây (Cloud Computing) là gì? Các bạn hãy cùng TinoHost tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Điện toán đám mây (Cloud Computing) là gì?

Định nghĩa Điện toán đám mây

Điện toán đám mây – Cloud Computing – được định nghĩa bởi Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Mỹ (NIST – National institute of Standards & Technology) như sau:

Cloud Computing là một dịch vụ cho phép người dùng đăng ký mua và truy cập vào các tài nguyên điện toán dùng chung (VPS , hosting, mạng và các dịch vụ khác đi kèm) thông qua kết nối internet một cách dễ dàng mọi lúc, mọi nơi khi người dùng yêu cầu. Những tài nguyên này có thể được người dùng thiết lập và hủy bỏ mà không cần sự can thiệp của nhà cung cấp dịch vụ.”

Cloud Computing là công nghệ quan trọng đối với các doạnh nghiệp
Cloud Computing là công nghệ quan trọng đối với các doạnh nghiệp

Điện toán đám mây là công nghệ cung cấp tài nguyên máy tính cho người dùng với nhiều mục đích sử dụng khác nhau thông qua kết nối Internet.

Nguồn tài nguyên máy tính được các dịch vụ điện toán đám mây cung cấp rất đa dạng: từ phần cứng, phần mềm, server, mạng lưới server lẫn các loại hạ tầng cũng có thể liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp và thương lượng để mua…

Điện toán đám mây là việc ảo hóa các tài nguyên tính toán và các ứng dụng. Thay vì phải sử dụng một hoặc nhiều máy chủ thật (có thể nhìn thấy được ngay trước mắt, tác động trực tiếp: chạm, ấn nút tắt – mở, …) với Cloud Computing bạn sẽ sử dụng các tài nguyên được ảo hóa (virtualized) thông qua môi trường Internet.

Từ “Cloud – Đám mây” trong cụm từ “Cloud Computing – Điện toán đám mây” là ẩn dụ dùng để mô tả mạng Internet. Công nghệ này là biện pháp sử dụng dựa trên kết nối Internet, nơi mà những người dùng chia sẻ cùng một mạng máy chủ, phần mềm và dữ liệu.

Hiểu một cách đơn giản hơn, Cloud Computing là một mạng lưới máy tính được kết nối với nhau tạo ra một hệ thống chứa rất nhiều tài nguyên. Càng có nhiều máy tính kết nối vào mạng lưới, lượng tài nguyên trong mạng lưới cũng sẽ nhiều lên thêm.

Bạn có thể nhìn thấy những dịch vụ email như: Gmail, Hotmail hay Yahoo! là những ứng dụng phổ biến sử dụng công nghệ điện toán đám mây.

Cloud Computing hoạt động như thế nào?

Không giống với máy tính thông thường, Cloud Computing hoạt động bằng cách truy cập vào một máy chủ ảo thông qua mạng Internet. Để sở hữu một máy chủ ảo, người dùng phải mua từ các nhà cung cấp dịch vụ Cloud Computing.

Với hệ thống điện toán đám mây, khối lượng công việc của doanh nghiệp sẽ được thay đổi đáng kể. Không cần phải đầu tư một hệ thống máy tính khổng lồ cùng đội ngũ kỹ thuật hùng hậu, nhưng doanh nghiệp vẫn có thể thực hiện vận hành các chương trình máy tính nặng, những hoạt động yêu cầu máy tính mạnh nhưng không phải đầu tư quá nhiều thiết bị vật lý.

Cloud Computing hoạt động như thế nào?
Cloud Computing hoạt động như thế nào?

Điều kiện về cơ sở vật chất của doanh nghiệp chỉ cần chạy được phần mềm của nhà cung cấp để có thể sử dụng giao diện sử dụng hệ thống điện toán đám mây. Hầu hết các nhà cung cấp lớn như AWS, Azure hay Google cho phép người dùng có thể truy cập bằng trình duyệt Web và mạng lưới đám mây sẽ đảm nhận phần còn lại.

Thay vì cài đặt Yahoo như ngày xưa, bạn chỉ cần đăng nhập vào một tài khoản email trên trình duyệt web thông qua Internet. Toàn bộ dữ liệu của bạn sẽ được lưu trữ trên đám mây thay vì phải tải về máy tính như trước kia.

Cloud Computing mang đến lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Tiết kiệm chi phí

Tất cả các chi phí đầu tư hạ tầng ban đầu, chi phí mua phần cứng, phần mềm, bảo trì, chi phí để lắp đặt, chi phí vận hành, … sẽ được giảm tải. Thay vì phải trang bị một bộ phần mềm cài đặt cho mỗi máy tính, với Cloud Computing, bạn chỉ cần cài đặt một ứng dụng/ chương trình cho máy tính đó.

Xem Thêm:  Filezilla Server là gì? Hướng dẫn cài đặt FileZilla Server

Ứng dụng/ chương trình này sẽ cho phép những người dùng khác (ví dụ: nhân viên của bạn) đăng nhập vào hệ thống trên nền tảng web, trong đó có chứa tất cả các chương trình, thông tin, tài liệu liên quan.

Giảm độ phức tạp trong cơ cấu của doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp của bạn chuyên về phát triển công nghệ, doanh nghiệp sẽ tốn rất nhiều thời gian, tài nguyên, tài chính và nhân lực để xây dựng các trung tâm dữ liệu tại chỗ.

Tuy nhiên, khi sử dụng dịch vụ điện toán đám mây, nguồn nhân lực công nghệ quý giá của doanh nghiệp có thể tập trung vào phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ sao cho tốt hơn. Nhằm tối ưu hoá được năng suất làm việc của toàn bộ doanh nghiệp và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.

Ưu - nhược điểm của Cloud Computing
Ưu – nhược điểm của Cloud Computing

Tăng khả năng sử dụng tài nguyên tính toán

Những vấn đề liên quan đến khấu hao, hết hạn sử dụng công nghệ, … là một trong những câu hỏi đau đầu của việc đầu tư tài nguyên. Bạn sẽ không phải bận tâm về vấn đề này nếu sử dụng tài nguyên trên đám mây.

Cloud Computing tăng sự linh hoạt và khả năng sẵn sàng của hệ thống

Khi cần thêm hay bớt một hay vài thiết bị, bạn chỉ mất vài giây cực nhanh để cài đặt một lần cho toàn hệ thống. Các ứng dụng và dịch vụ được cân bằng động để đảm bảo tính khả dụng. Khi một trong các hardware bị hư hỏng không làm ảnh hưởng đến hệ thống, chỉ suy giảm tài nguyên hệ thống.

Sử dụng tài nguyên theo yêu cầu

Tùy thuộc vào từng nhu cầu riêng biệt của khách hàng, quản trị viên sẽ cài đặt cấu hình hệ thống tương ứng, xoá đi áp lực về giới hạn dung lượng khi sử dụng.

Một vài điểm hạn chế của Cloud Computing

  • Dữ liệu được lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ đám mây, tiềm ẩn nguy cơ bị đánh cắp hoặc truy cập trái phép nếu biện pháp bảo mật không đảm bảo. Hơn nữa, hệ thống và dữ liệu phụ thuộc vào nhà cung cấp, tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ thông tin nếu nhà cung cấp vi phạm bảo mật hoặc hợp tác với bên thứ ba không uy tín.
  • Khả năng tùy chỉnh và kiểm soát cơ sở hạ tầng có thể bị hạn chế so với việc triển khai tại chỗ. Doanh nghiệp phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ đám mây về hiệu suất, tính sẵn sàng và bảo mật của hệ thống.
  • Mô hình thanh toán theo nhu cầu có thể dẫn đến chi phí cao hơn dự kiến nếu sử dụng không hiệu quả hoặc phát sinh nhu cầu đột biến. Ngoài ra, chi phí chuyển đổi sang nhà cung cấp khác hoặc triển khai tại chỗ có thể cao, gây khó khăn cho việc thay đổi.
  • Lưu trữ dữ liệu ở khu vực có quy định bảo mật dữ liệu khác nhau có thể gây ra rào cản pháp lý và tuân thủ.
  • Hệ thống đám mây có thể gặp sự cố do lỗi kỹ thuật, ảnh hưởng đến khả năng truy cập dữ liệu và ứng dụng.
  • Việc tích hợp các hệ thống đám mây với hệ thống hiện có có thể gặp khó khăn do vấn đề tương thích.

Các mô hình của Cloud Computing

Các mô hình triển khai Cloud Computing

Đám mây công cộng – Public Cloud

Public cloudĐiện toán đám mây công cộng. Các đám mây này thuộc sở hữu của nhà cung cấp, bạn sẽ phải đăng ký với họ để sử dụng các nguồn tài nguyên như: máy chủ, bộ nhớ,… thông qua Internet.

Xem Thêm:  WinSCP là gì? Hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng WinSCP cơ bản

Nhà cung cấp nổi bật: Amazon Web Services (AWS), Google CloudMicrosoft Azure

Các mô hình triển khai Cloud Computing
Các mô hình triển khai Cloud Computing

Đám mây riêng – Private Cloud

Private cloudĐiện toán đám mây riêng tư. Đám mây riêng – nền tảng lưu trữ riêng tư – thường sẽ thuộc sở hữu riêng của một doanh nghiệp hoặc một tổ chức nào đó. Dịch vụ này thường sẽ được bảo mật cao hơn bằng những hình thức như firewall,…

Nhà cung cấp nổi bật: VMware, OpenStack

Đám mây lai – Hybrid Cloud

Bằng sự kết hợp giữa điện toán đám mây công cộng và điện toán đám mây riêng tư. Điện toán đám mây kết hợp vừa đảm bảo cơ sở hạ tầng, sự bảo mật do doanh nghiệp đặt ra vừa đảm bảo sự đồng bộ nếu doanh nghiệp phát triển đa quốc gia.

Bảng so sánh 3 mô hình triển khai chính:

Đặc điểmĐám mây công cộng (Public Cloud)Đám mây riêng (Private Cloud)Đám mây lai (Hybrid Cloud)
Quyền sở hữuNhà cung cấp bên thứ baTổ chức duy nhấtCả hai
Vị tríBên ngoài, qua InternetTại chỗ hoặc bên ngoàiKết hợp
Chi phíThanh toán theo mức sử dụngĐầu tư ban đầu cao, chi phí vận hànhTối ưu hóa chi phí
Bảo mậtChia sẻ, phụ thuộc nhà cung cấpKiểm soát cao, tùy chỉnhKết hợp
Linh hoạtCaoThấp hơnCao
Khả năng mở rộngRất caoHạn chế hơnCao
Kiểm soátThấpCaoTrung bình đến cao

Các mô hình cung cấp Cloud Computing

Hiện nay, các công ty cung cấp dịch vụ điện toán đám mây chia thành 3 loại lớn như sau:

  • Infrastructure as a Service (IaaS): Đây là các dịch vụ cung cấp một phần mềm gần như hoàn chỉnh, phần mềm này sẽ được nhà cung cấp vận hành và quản lý. Có thể kể đến một số dịch vụ như: Gmail, Drive và các ứng dụng, phần mềm khác của Google.
  • Platform as a Service (PaaS): Các dịch vụ PaaS tương tự như SaaS. Tuy nhiên, các dịch vụ PaaS cung cấp một nền tảng để người dùng xây dựng và phát hành phần mềm của họ ra thị trường hoặc sử dụng nội bộ. Ví dụ điển hình nhất là nền tảng Microsoft Azure.
  • Software as a Service (SaaS): Có khá ít nhà cung cấp dịch vụ đủ nguồn lực để phát triển dịch vụ thế này. IaaS là các gói để xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản dành cho công nghệ thông tin như: máy chủ ảo, mạng và lưu trữ trên đám mây, cung cấp các máy chủ, máy lưu trữ chuyên dụng có độ linh hoạt cao. Hầu hết các dịch vụ này tính phí dựa trên lượng tài nguyên bạn sử dụng. Ví dụ: Amazon Web Services (AWS), Google Compute Engine (GCE).

Bảng so sánh 3 loại dịch vụ Cloud Computing:

Đặc điểmIaaS (Infrastructure as a Service)PaaS (Platform as a Service)SaaS (Software as a Service)
Quản lý bởi người dùngHệ điều hành, ứng dụng, dữ liệuỨng dụng, dữ liệuKhông có
Quản lý bởi nhà cung cấpCơ sở hạ tầng vật lý, ảo hóaCơ sở hạ tầng, hệ điều hành, phần mềm trung gianToàn bộ ứng dụng và cơ sở hạ tầng
Kiểm soátCaoTrung bìnhThấp
Tính linh hoạtCaoTrung bìnhThấp
Ví dụAmazon EC2, Google Compute EngineGoogle App Engine, HerokuGmail, Salesforce, Dropbox
Đối tượng sử dụngQuản trị viên hệ thống, nhà phát triểnNhà phát triểnNgười dùng cuối
Các mô hình cung cấp Cloud Computing
Các mô hình cung cấp Cloud Computing

Cập nhật xu hướng điện toán đám mây 2025

Xu hướng AI/ML trong Cloud

Trí tuệ nhân tạo (AI) và Học máy (ML) đang ngày càng trở thành một phần không thể thiếu của điện toán đám mây. Các nền tảng đám mây cung cấp các dịch vụ AI/ML mạnh mẽ, cho phép doanh nghiệp dễ dàng xây dựng, triển khai và quản lý các mô hình AI mà không cần đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng. Xu hướng này giúp tăng cường khả năng phân tích dữ liệu, tự động hóa quy trình và tạo ra các ứng dụng thông minh hơn.

Edge Computing

Điện toán biên (Edge Computing) là xu hướng xử lý dữ liệu gần với nguồn phát sinh dữ liệu (ví dụ: thiết bị IoT, cảm biến) thay vì gửi tất cả dữ liệu về trung tâm dữ liệu đám mây. Điều này giúp giảm độ trễ, tiết kiệm băng thông và tăng cường bảo mật, đặc biệt quan trọng đối với các ứng dụng yêu cầu phản hồi tức thì như xe tự lái, nhà máy thông minh và y tế từ xa. Edge Computing và điện toán đám mây hoạt động bổ trợ cho nhau, tạo thành một hệ sinh thái phân tán mạnh mẽ.

Xem Thêm:  SSL Certificate là gì? Tại sao website cần chứng chỉ SSL?
Cập nhật xu hướng điện toán đám mây mới nhất
Cập nhật xu hướng điện toán đám mây mới nhất

Serverless Computing

Điện toán phi máy chủ (Serverless Computing) cho phép các nhà phát triển xây dựng và chạy ứng dụng mà không cần quản lý máy chủ. Nhà cung cấp dịch vụ đám mây sẽ tự động quản lý việc cấp phát và mở rộng tài nguyên khi cần thiết. Xu hướng này giúp giảm chi phí vận hành, tăng tốc độ phát triển và cho phép các nhà phát triển tập trung hoàn toàn vào việc viết mã ứng dụng.

Multi-cloud strategy

Chiến lược đa đám mây (Multi-cloud strategy) là việc sử dụng nhiều dịch vụ đám mây từ các nhà cung cấp khác nhau (ví dụ: AWS, Azure, Google Cloud) để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh đa dạng. Chiến lược này giúp doanh nghiệp tránh phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất, tăng cường khả năng phục hồi, tối ưu hóa chi phí và tận dụng các dịch vụ tốt nhất từ mỗi nhà cung cấp.

Green Cloud Computing

Điện toán đám mây xanh (Green Cloud Computing) tập trung vào việc giảm thiểu tác động môi trường của các trung tâm dữ liệu và dịch vụ đám mây. Xu hướng này bao gồm việc sử dụng năng lượng tái tạo, tối ưu hóa hiệu quả năng lượng của phần cứng và phần mềm, và áp dụng các công nghệ làm mát tiên tiến. Green Cloud Computing không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn mang lại lợi ích kinh tế thông qua việc giảm chi phí năng lượng.

Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây 2025

Thị trường điện toán đám mây năm 2025 tiếp tục chứng kiến sự thống trị của các ông lớn công nghệ, cùng với sự phát triển của các nhà cung cấp dịch vụ chuyên biệt. Dưới đây là một số nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu:

  • Amazon Web Services (AWS): Vẫn là nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn nhất và toàn diện nhất, AWS cung cấp một danh mục dịch vụ rộng lớn từ điện toán, lưu trữ, cơ sở dữ liệu đến AI/ML và IoT.
  • Microsoft Azure: Là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ của AWS, Azure cung cấp các giải pháp đám mây tích hợp sâu với các sản phẩm của Microsoft, thu hút nhiều doanh nghiệp sử dụng hệ sinh thái Microsoft.
  • Google Cloud Platform (GCP): Nổi bật với thế mạnh về phân tích dữ liệu, máy học và cơ sở hạ tầng toàn cầu, GCP đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường.
  • IBM Cloud: Tập trung vào các giải pháp đám mây lai và doanh nghiệp, IBM Cloud cung cấp các dịch vụ đám mây với trọng tâm vào bảo mật và tuân thủ.
  • Oracle Cloud Infrastructure (OCI): OCI đang nỗ lực cạnh tranh với các đối thủ lớn bằng cách cung cấp hiệu suất cao và chi phí thấp hơn cho các ứng dụng doanh nghiệp.
  • Alibaba Cloud: Là nhà cung cấp dịch vụ đám mây hàng đầu tại châu Á, Alibaba Cloud đang mở rộng thị trường toàn cầu với các dịch vụ đa dạng.
  • Viettel IDC: Là một trong những nhà cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây lớn tại thị trường Việt Nam, Viettel IDC đã tiên phong xây dựng hạ tầng số bền vững và cung cấp các giải pháp đám mây cho doanh nghiệp Việt.

Kết luận

Tóm lại, điện toán đám mây là một công nghệ đột phá mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cá nhân. Với khả năng tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động và nâng cao tính linh hoạt, điện toán đám mây đang dần trở thành nền tảng cho sự đổi mới và phát triển trong thời đại số.

Những câu hỏi thường gặp

Cloud Computing sử dụng hệ điều hành gì?

Tính đến năm 2017, có đến 90% các dịch vụ đám mây công cộng sử dụng hệ điều hành Linux.

Nếu xây dựng website, doanh nghiệp nhỏ nên lựa chọn Cloud Computing nào?

Quý doanh nghiệp có thể lựa chọn cách dịch vụ Share Hosting hoặc Business Hosting để tối ưu hóa chi phí nhất cho việc phát triển và xây dựng website.

Một doanh nghiệp nhỏ nên sử dụng dịch điện toán đám mây nào?

Nếu doanh nghiệp muốn sử dụng một dịch vụ có thể gọi điện liên lạc online, có thể phân tích thông tin, lưu trữ đám mây, xây dựng các hội thảo online, có mức độ bảo mật cao lẫn bộ Office văn phòng. Quý doanh nghiệp có thể xem thêm về gói Office 365 A5 của Microsofts.

Làm sao để đăng ký miễn phí dịch vụ điện toán đám mây?

Hiện tại, các nhà cung cấp như Azure, Google Cloud và cả AWS đều đang có gói dịch vụ sử dụng thử 1 năm cho rất nhiều dịch vụ phổ biến của họ. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại trang chủ của các nhà cung cấp đó.

Hồng Nhi

Content Manager

Chị Hồng Nhi, "người giữ lửa" đứng sau wiki.tino.org, là một Content Manager tài năng với hành trình sự nghiệp đầy cảm hứng. Tốt nghiệp cử nhân Ngữ văn Anh năm 2017, cử nhân Ngữ văn Nga năm 2019 và Thạc sĩ Quan hệ Quốc tế năm 2024 tại trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM, chị sở hữu nền tảng kiến thức vững chắc cùng kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực truyền thông.Vốn xuất thân từ "xã hội" nhưng với niềm đam mê sáng tạo nội dung giá trị, chị đã "lấn sân" sang lĩnh vực công nghệ và nhanh chóng khẳng định bản thân. Với phương châm "diễn giải cái khó hiểu nhất bằng cách dễ hiểu nhất", chị đã chinh phục độc giả bằng những bài viết blog công nghệ súc tích, dễ hiểu và hữu ích. Đồng hành cùng TinoHost từ những ngày đầu thành lập, chị Hồng Nhi hiện là Content Manager, người trực tiếp quản lý và vận hành wiki.tino.org cùng nhiều website uy tín khác.

Xem thêm bài viết

Bài viết liên quan

Xem nhiều

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn,  Phường Bến Nghé, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng kinh doanh: Số 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP HCM
GPKD số 0315679836 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp
Hotline: 0364 333 333
Góp ý/Phản ánh dịch vụ: 0933 000 886